Dạy học là một công việc không phải dễ dàng, và việc tạo cảm hứng học tập cho người học lại càng khó khăn hơn. Việc khiến người học muốn tự thực hành hay tự học đều là thách thức. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện nhiều cách để giúp việc học tập trở nên vui vẻ, thú vị và cần thiết hơn đối với người học. Nếu chúng ta biết cách tạo động lực cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tùy theo đối tượng học sinh tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học giúp cho giờ học trở nên thú vị và cuốn hút học sinh hơn.
Thứ nhất là ra những bài tập khiến học sinh phải suy nghĩ và sáng tạo. Ví dụ như khi dạy đến bài 4 lớp 10 sách thí điểm. (Unit 4: FOR A BETTER COMMUNITY . Period: 38 LOOKING BACK & PROJECT) tôi đã yêu cầu các em tạo ra một dự án tổng thể thật độc đáo và thú vị. Giả sử như lớp học của bạn có thể tổ chức một buổi ngoại khóa với chủ đề liên quan đến công việc tình nguyện và những hoạt động cần thiết cho sự phát triển cộng đồng. Trước tiên tôi yêu cầu các em học sinh nhắc lại mục đích và nội dung của chủ đề buổi ngoại khóa. Sau đó từng học sinh phác thảo ra những ý tưởng riêng của mình ở nhà sau đó là một cuộc thảo luận trên lớp để cho học sinh chia sẻ những ý kiến của mình theo sáu nhóm nhỏ . Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng để điều hành cuộc thảo luận và sau đó thống nhất những vấn đề cần trình bày. Nếu trong trường hợp học sinh trung bình tôi đã cho hệ thống câu hỏi chi tiết nhằm gợi ý cho các em. Cả lớp phải nắm được hình thức trình bày, thời gian cho thảo luận. Phân nhóm (5-7 người/nhóm), nơi thảo luận cho mỗi nhóm, thời gian thực hiện .Những học sinh cùng sở thích (công việc) vào chung một nhóm. Cách này được sử dụng khi cần thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ : trong bài này có thể chia nhóm những giáo viên tình nguyện, nhóm những cảnh sát giao thông tình nguyện v.v...Mỗi nhóm có phân công trách nhiệm: điều hành, thư ký ghi chép trên giấy lớn/nhỏ, người báo cáo lại…Yêu cầu về nhóm thảo luận. Giáo viên quan sát, điều chỉnh chỗ ngồi, nhắc nhở hay hỗ trợ khi nhóm nào cần. Khi các nhóm thảo luận xong, mỗi nhóm trình bày phần thảo luận, hoạt động của mình. Giáo viên kết luận , bổ sung ý kiến, nhấn mạnh nội dung quan trọng, tóm tắt… Khi các nhóm trình bày nếu là chủ đề giống nhau, không nhất thiết các nhóm đều trình bày, hoặc các nhóm chỉ trình bày các ý kiến quan điểm mà khác với nhóm trước. Đối với các lớp học trung bình khá thì các nhóm có thẻ dán kết quả làm việc của nhóm mình lên bảng/ tường và cử một người để thuyết minh khi cần. các thành viên của nhóm khác đi vòng quanh và đọc kết quả của mỗi nhóm, đưa ra câu hỏi nếu có vấn đề cần làm rõ. Cuối cùng là thi hùng biện:Các nhóm tham gia một cuộc thi hùng biện bảo vệ quan điểm của nhóm mình và giao lưu chất vấn các nhóm khác.
Qua quá trình dạy học tôi thấy rằng giờ học sôi nối , hấp dẫn khi thảo luận nhóm thành công và có mục tiêu rõ ràng, cụ tuhể, bầu không khí thân thiện.
Khi điều hành hoạt động của nhóm nhỏ( 5-7 học sinh) là tôi luôn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc :Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận, được lắng nghe và tôn trọng, tránh tranh cãi căng thẳng hoặc người nói quá nhiều. Những băn khoăn về ý nghĩa, kết quả của bài tập được giải đáp kịp thời. Thời gian làm bài tập phải phù hợp với thực tế khả năng làm việc của học sinh và yêu cầu của bài tập. Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp có sự tham gia tích cực của học viên. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, biết đón nhân quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu tích cực của mọi thành viên trong lớp học.Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn.Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại. Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng ,các em dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm hay ý tưởng sáng tạo mới. Thường là các em có tính đồng đội cao và hiếu thắng nên tích cực đặt những câu hỏi hắc búa cho các nhóm khác do vậy là đã đạt được mục đích giao tiếp trong dạy học ngoại ngữ. Học sinh rất tự tin sau khi thảo luận nhóm và mạnh dạn trình bày quan điểm của nhóm mình do vậy giờ học rất sôi nổi và có hiệu quả .
Tác giả
Trần Thị Thường
Đăng bình luận